Làm thế nào để hạn chế nguy cơ mắc lỗi trong buổi phỏng vấn? Đó là câu hỏi được khá nhiều ứng viên thắc mắc và mong có lời giải đáp để buổi phỏng vấn được hoàn hảo hơn.  Đôi khi bạn tự nhận thấy mình có một cuộc phỏng vấn thành công nhưng không hiểu tại sao lại không được tuyển dụng.

Chắc chắn bạn đã mắc sai lầm ở một điểm nào đó. 9 lỗi sau đây là những lỗi thường gặp của các ứng viên khi đi phỏng vấn. 

1. Lỗi tác phong

Đi phỏng vấn trễ là một lỗi tác phong nghiêm trọng nhất, làm mất điểm của ứng viên. Điều đó có nghĩa là: “Tôi thực sự không quan tâm đến vị trí mà tôi định tuyển dụng”. Lời khuyên cho bạn: Hãy tới trước 15 phút để bạn có thời gian suy nghĩ và chuẩn bị kỹ càng. Xem lại tất cả những điểm cần lưu ý và tạo những ấn tượng tốt đầu tiên đối với nhà tuyển dụng.

Kết quả hình ảnh cho tác phong

Xem thêm: Top 10 việc làm thêm tại nhà cho các mẹ bỉm sữa “kiếm tiền triệu”

2. Lỗi ứng xử

Có cách ứng sử thiếu tôn trọng với người tiếp nhận hồ sơ. Điều đó có nghĩa là: “Tôi sẽ gặp khó khăn trong việc tạo mối quan hệ tốt với nhà tuyển dụng”. Lời khuyên cho bạn: Những người thư ký luôn là người đầu tiên sẽ quyết định xét duyệt hồ sơ của bạn. Mọi cái nhìn và những lời nhận xét của bạn về công ty, họ đều “rỉ tai” với ông chủ. Tuy nhiên, nếu bạn được tuyển dụng, có thể họ sẽ là những người đồng nghiệp rất tốt của bạn.

Kết quả hình ảnh cho cách ứng xử

3. Lỗi trong cách diễn đạt

Ứng viên trả lời những câu sáo mòn và khuôn mẫu. Điều đó có nghĩa là: “Tôi cũng giống như những người khác mà thôi”. Lời khuyên cho bạn: Hãy thể hiện với nhà tuyển dụng rằng bạn là một người rất cầu toàn và rất tin tưởng vào bản thân mình. Và cho họ thấy bạn là người luôn luôn sáng tạo, đồng thời cũng rất kín đáo. Chính vì vậy, hãy thể hiện là chính mình hơn là việc bạn nói những câu thông thường.

4. Không đặt ra các câu hỏi

Điều này có nghĩa là: “Tôi chẳng quan tâm đến công ty”. Lời khuyên cho bạn: Cuộc phỏng vấn bao giờ cũng là một cuộc đối thoại giữa hai bên với hai mục đích: Thứ nhất, nhà tuyển dụng xem khả năng của bạn có phù hợp với vị trí công việc hay không. Thứ hai để bạn xét khả năng của mình có đáp ứng yêu cầu tuyển dung của công ty hay không. Vì vậy, hãy coi cuộc phỏng vấn là lúc để bạn có được những thông tin chính xác về vị trí của mình.

Xem thêm: Top 10 doanh nghiệp trong ngành bảo hiểm lớn nhất ở Việt Nam

5. Lỗi sử dụng ngôn ngữ 

Ứng viên sử dụng ngôn ngữ không thích hợp. Điều đó có nghĩa là: “Tôi không chuyên nghiệp và tôi không thích hợp với công việc này”. Lời khuyên cho bạn: Thậm chí, nếu những từ bạn nói có thể không sai nhưng nếu nó không phù hợp thì vẫn không có chỗ cho cuộc phỏng vấn. Bạn nên đặc biệt lưu ý về điều đó.

Kết quả hình ảnh cho sử dụng ngôn ngữ

6. Lỗi nói xấu ông chủ cũ

Điều đó có nghĩa là: “Tôi không có sự suy nghĩ chín chắn. Tôi sẽ ba hoa bất cứ thông tin nào”. Lời khuyên cho bạn: Nếu bạn muốn có một công việc, tốt hơn hết là hãy tạo mối quan hệ tốt với tất cả mọi người. Kể cả những xích mich đối với sếp cũ thì cũng không nên trút giận lên nhà tuyển dụng. Cần phải giữ một thái độ lạc quan, vui vẻ trong cuộc phỏng vấn.

7. Lỗi trung thực

Thổi phồng thành quả làm việc là biểu hiện của sự thiếu trung thực. Điều đó có nghĩa là: “Tôi không đủ năng lực để được khen thưởng. Vì vậy, tôi cần phải nói dối để không thua kém mọi người”.

Lời khuyên cho bạn: Bạn nên nhớ rằng một ngưòi phỏng vấn có kinh nghiệm có thể dễ dàng nhận ra bất cứ sự dối trá nào. Vì vậy, hãy thể hiện những gì bạn có bằng sự tự tin của mình. Không nên lấy bằng cấp và thành quả để “che mắt” nhà tuyển dụng, mà hãy thể hiện khả năng của mình phù hợp với vị trí đó như thế nào là được.

8. Lỗi trang phục

Phong cách ăn mặc cũng được các nhà tuyển dụng soi xét nghiêm. Nhiều ứng viên không chú ý đến vẻ bề ngoài mà luôn nghĩ rằng kiến thức và kinh nghiệm mới là yếu tố quyết định. Tuy nhiên, ăn mặc quá nhếch nhác hay mặc quá lố, người xăm trổ… cũng đều gây mất thiện cảm. Tốt nhất, bạn nên chọn trang phục công sở. Nam quần tây áo sơ mi, đóng thùng và mang giày lịch sự. Nữ tốt nhất nên mặc váy, kết hợp sơ mi, giày cao gót và có trang điểm nhẹ.

Kết quả hình ảnh cho trang phục

9. Không tìm hiểu về công ty phỏng vấn

Đi phỏng vấn mà không có bất cứ thông tin gì về công ty mình đang phỏng vấn cũng giống như việc bạn đi cày mà không biết cách dùng cày vậy. Nhà tuyển dụng sẽ có ít nhất một câu để thử xem bạn có hiểu về công ty của họ hay không. Việc bạn không tìm hiểu trước các thông tin, sẽ làm nhà tuyển dụng thất vọng và cảm giác bạn không xem trọng buổi phỏng vấn.

Chúc các bạn có buổi phỏng vấn thành công!

Ngọc Huyền- Topviec