Trẻ em xứng đáng được dành những điều tốt đẹp nhất.Tuy nhiên, với sự bảo bọc quá kỹ sẽ khiến bé không thích nghi được với môi trường xung quanh, khả năng tự lập thấp và dẫn đến những sai lệch trong nhận thức lẫn hành động. Vì thế, cần phải trang bị  những kỹ năng xã hội để rèn luyện cho bé ngay từ bậc học mầm non. Vậy phát triển kỹ năng xã hội là gì?

Phát triển kỹ năng xã hội là gì?

Kỹ năng xã hội đó là những hoạt động tích cực, hướng vào những hoạt động cá nhân hoặc một nhóm trẻ với mục đích giúp trẻ có thể ứng phó hiệu quả với các tình huống, thách thức trong cuộc sống hàng ngày.

Hoạt động khuyến khích học kỹ năng xã hội

Phát triển kỹ năng xã hội là gì?

Định hướng của kỹ năng xã hội là giúp trẻ trẻ làm chủ bản thân, ứng xử phù hợp với cộng đồng và xã hội, thích nghi, học tập hiệu quả, nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất, ứng phó tích cực trong các tình huống của cuộc sống.

>>>Xem thêm: Hướng dẫn cách viết CV cho sinh viên mới ra trường

Tại sao phải rèn luyện kỹ năng xã hội cho trẻ?

Kỹ năng xã hội rèn luyện kỹ năng xã hội sẽ giúp trẻ nhanh chóng hoà nhập và khẳng định vị trí của mình trong tập thể. Cho dù trẻ có tài giỏi, thông minh đến đâu nhưng thiếu kỹ năng xã hội, trẻ cũng khó tiếp cận với môi trường xung quanh, hòa nhập cũng như khẳng định mình.

Chính vì thế, việc rèn luyện kỹ năng xã hội cho trẻ là điều rất cần thiết, là yếu tố quyết định đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này của trẻ.

Lợi ích của phát triển kỹ năng xã hội là gì?

Việc phát triển kỹ năng sống cho trẻ không chỉ rèn luyện các kỹ năng cần thiết giúp trẻ thích nghi với môi trường, hòa đồng với bạn bè và tự tin.

+ Giúp trẻ phát triển về thể chất

+ Giúp trẻ tăng khả năng nhận thức

+ Giúp trẻ phát triển tinh thần.

Tầm quan trọng của kỹ năng xã hội

Khi không có những kỹ năng xã hội, trẻ sẽ có xu hướng bối rối – không biết cách giải quyết, dung hòa các mỗi quan hệ, thường xuyên bị bắt nạt và dễ vướng vào các tệ nạn xã hội. Các con phải dựa vào sự giúp đỡ từ người khác và không thể xây dựng tính tự lập.

Nhiều phụ huynh cảm thấy áp lực

10 kỹ năng xã hội giúp người trẻ mở cánh cửa thành công

Nhiều phụ huynh cảm thấy áp lực

Khi phải cắt giảm thời gian chơi, phát triển tình cảm và giao tiếp xã hội của con để con có thêm thời gian trau dồi kiến thức trong sách vở. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, kỹ năng xã hội cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp con đạt được nhiều thành công hơn, nắm bắt được nhiều cơ hội tốt trong tương lai, đồng thời cũng mang lại nhiều lợi ích về mặt tinh thần.

>>>Xem thêm: Chi tiết cách viết CV xin thực tập cho sinh viên đơn giản

Các kỹ năng xã hội cần có 

Xây dựng mối quan hệ tốt với bạn bè

Thông qua cách chơi với bạn bè, trẻ học được cách thương lượng, hòa giải những bất đồng, cùng chia sẻ và thử nghiệm. Bên cạnh đó, khi con sẵn sàng chia sẻ một món đồ chơi, hay món ăn con yêu thích cho bạn bè, con sẽ dễ dàng kết bạn, cũng như duy trì tình bạn đó hơn.

5 lời khuyên về dạy kỹ năng xã hội cho trẻ

Các kỹ năng xã hội cần có 

Các bậc phụ huynh có thể giúp con xây dựng kỹ năng này bằng cách dành thời gian để đưa con đi chơi, tạo không gian để con có cơ hội gặp gỡ bạn bè. Đồng thời, việc thường xuyên rèn luyện bài tập nhóm, tham gia các câu lạc bộ tại trường cũng góp phần quan trọng để con xây dựng mối quan hệ bạn bè tốt đẹp.

>>>Xem thêm: Hướng dẫn viết Cover Letter bằng tiếng Anh mới nhất 2020

Nhận biết và giải quyết vấn đề

Trẻ đối mặt vưới nhiều vấn đề mỗi ngày. Các vấn đề có thể là những khó khăn trong học tập, các vấn đề về bạn bè cùng lứa, các vấn đề về thể thao, khó hoàn thành một nhiệm vụ, hay quyết định ăn mặc cho phù hợp như thế nào. Nếu trẻ nhận ra vấn đề và có cách giải quyết thì trẻ sẽ tự tin hơn vào khả năng của mình để tự ra những quyết định tốt.

Gọi tên và quản lý cảm xúc

Kỹ năng xã hội trẻ em thường rất nhạy cảm với môi trường chúng tiếp xúc mỗi ngày, nên chúng ta nên có giải pháp giúp trẻ tự quản lý cảm xúc của chúng. Theo nghiên cứu từ các chuyên gia tâm lý học hàng đầu trên thế giới, người có chỉ số Trí tuệ cảm xúc – EQ càng cao họ càng dễ thành công trong cuộc sống. Yếu tố cảm xúc đóng vai trò khá quan trọng trong việc phát triển của trẻ, tạo tiền đề để trẻ nhận thức về bản thân mình.

Xây dựng giá trị hữu ích của bản thân

Trở nên hữu ích với người khác đòi hỏi trẻ phải nhìn xa hơn và nhận ra nhu cầu của người khác. Cha mẹ nên chú ý và khen ngợi con khi nhận thấy những hành vi hữu ích của con và khuyến khích con tiếp tục. Bên cạnh đó, việc cung cấp cho con những cơ hội đơn giản để giúp đỡ gia đình như: lau dọn nhà cửa, chơi cùng em bé, …

Khi đến trường, học sinh nên được thầy cô khuyến khích tham gia các hoạt động chung để khám phá các khả năng của chính mình, từ đó dần dần xây dựng những giá trị tốt đẹp.

Ngoài việc xây dựng giá trị hữu ích của chính mình, trẻ cũng phải học cách trân trọng giá trị của những người khác; biết bày tỏ sự biết ơn khi được giúp đỡ.

Bài viết trên đã cho các bạn biết về kỹ năng xã hội. Cảm ơn  các bạn đã xem qua bài viết của mình nhé. 

>>Xem thêm: Công ty cung cấp lao động uy tín tại Bình Phước

Lộc Đạt-tổng hợp

Tham khảo ( americanskills, school, … )