Phương pháp đánh giá nhân viên  giúp doanh nghiệp đánh giá và khai thác nguồn lực hiện có hiệu quả. Hiện nay có khá nhiều phương pháp đánh giá nhân viên trong doanh nghiệp. Hãy cùng tuyendung.topcv.vn điểm qua một vài phương pháp trong bài viết dưới đây!

Phương pháp quản lý theo mục tiêu(MBO)

Đây là một trong những phương pháp đánh giá nhân viên chính xác được các doanh nghiệp lựa chọn. Phương pháp này cả người quản lý và nhân viên sẽ cùng xác định, lên kế hoạch về mục tiêu cần hướng đến trong một giai đoạn cụ thể. Sau khi đưa ra mục tiêu rõ ràng, quản lý và cấp dưới sẽ thảo luận về tiến độ đạt được nhằm kiểm soát cũng như đảm bảo tính khả thi của mục tiêu đặt ra. 

Phương pháp quản lý theo mục tiêu cần được gắn vào quy trình đánh giá và thiết lập mục tiêu của cả doanh nghiệp để đảm bảo tính hiệu quả. Với cách đánh giá nhân viên này doanh nghiệp có thể cải thiện hiệu quả làm việc của nhân viên. 

Ưu điểm: Phương pháp quản trị mục tiêu giúp nhân sự trong doanh nghiệp có sự tập trung vào những mục tiêu quan trọng. Bên cạnh đó, từng hạng mục công việc thực hiện của nhân viên gắn với mục tiêu cụ thể nên nhà quản lý có thể dễ dàng quản lý hiệu quả công việc của nhân viên. 

Nhược điểm: Bên cạnh những ưu điểm thì phương pháp quản trị mục tiêu cũng có những điểm hạn chế như: 

  • Vấn đề đặt mục tiêu: Mục tiêu đặt ra quá xa vời không sát với thực tế năng lực của nhân viên. 
  • Vấn đề khi thực thi mục tiêu: Quản lý không nắm được tiến độ thực hiện mục tiêu của từng cá nhân nên không đưa ra được phương án xử lý hiệu quả. Đối với nhân viên lại không có công cụ để quản lý công việc đang thực hiện dẫn đến tình trạng mất kiểm soát với công việc. 
  • Vấn đề đánh giá nhân sự: Phía quản lý chỉ nhận được kết quả công việc mà không nắm được toàn bộ quá trình làm việc. Do vậy mà khi nhân viên không đạt được hiệu quả làm việc mong muốn sẽ rất khó nắm được nguyên nhân và đưa ra giải pháp phù hợp. 

phuong-phap-danh-gia-nhan-vien-topcv-1

Đánh giá nhân viên bằng phương pháp quản lý theo mục tiêu

Phương pháp đánh giá 360 độ 

Với phương pháp đánh giá 360 độ nhân viên sẽ được đánh giá từ phản hồi của nhà quản lý, đồng nghiệp, khách hàng,… Mỗi nhân viên sẽ có một bảng câu hỏi trong đó có danh sách đồng nghiệp cùng các câu hỏi để đưa ra đánh giá. 

Ưu điểm: Phương pháp đưa ra kết quả đánh giá đa chiều về chuyên môn, thái độ làm việc, khả năng làm việc đội nhóm,… ở nhiều phương diện khác nhau. 

Nhược điểm: Phương pháp không áp dụng với các mô hình doanh nghiệp lớn vì khối lượng phiếu đánh giá lớn sẽ khiến người đánh giá mất thời gian chọn lọc và tổng hợp thông tin. Phương pháp tiềm ẩn nhiều nguy cơ mâu thuẫn nội bộ do các đánh giá tiêu cực có thể gây mất lòng. Năng lực người đánh giá kém sẽ dẫn đến đánh giá tổng thể không được chính xác. 

Phương pháp checklist 

Phương pháp checklist sẽ đưa ra một loạt câu hỏi đánh giá nhân viên được thiết lập bởi đội ngũ quản lý trực tiếp. Các câu hỏi này sẽ được thiết lập dưới hình thức trả lời có/không nhằm thu thập ý kiến của quản lý về một nhân sự nào đó. 

Ưu điểm: Quy trình triển khai đơn giản với hai công đoạn là khảo sát và tổng hợp thông tin. Kết quả cho ra nhanh chóng và ngắn gọn. 

Nhược điểm: Chỉ đánh giá được nhân viên có đáp ứng được tiêu chí hay không mà không thể hiện chi tiết cụ thể là gì. 

phuong-phap-danh-gia-nhan-vien-topcv-3

Phương pháp đánh giá được các doanh nghiệp áp dụng 

Phương pháp tự đánh giá

Với phương pháp này, mỗi nhân viên sẽ được yêu cầu tự đánh giá năng lực của bản thân họ qua một hệ thống câu hỏi nhiều đáp án. Qua đó, họ sẽ thể hiện được mình tự tin với năng lực của bản thân tới đâu. Với những kết quả trên, nhân viên sẽ tiếp tục bước vào thảo luận cùng với người quản lý thông qua buổi họp trực tuyến. Buổi thảo luận sẽ giúp làm rõ thêm những hạn chế còn tồn đọng. Đồng thời hai bên sẽ cùng đưa ra giải pháp để khắc phục và hoàn thiện bản thân hơn.

Ưu điểm: 

Nhân viên tự nhận thức được những điểm mạnh, điểm yếu của mình từ đó tự giác khắc phục và hoàn thiện năng lực của bản thân hơn. Nhà quản trị có thêm góc nhìn về nhân sự của mình từ đó đưa ra các định hướng bồi đắp năng lực nhân sự phù hợp. 

Nhược điểm: Phương pháp tự đánh giá nên áp dụng cùng với phương pháp khác bởi xu hướng của nhân viên thường đánh giá năng lực của bản thân cao nên kết quả đánh giá đôi khi không đảm bảo được tính khách quan. 

Phương pháp bảng điểm

Với phương pháp đánh giá nhân viên này thì nhân viên sẽ được đánh giá theo thang điểm dựa trên các tiêu chí mà nhà quản trị đưa ra. 

Ưu điểm: Phương pháp phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ với số lượng không quá đông.. 

Nhược điểm: Phương pháp chỉ áp dụng với các nhân viên ở cùng vị trí.  Kết quả đánh giá sẽ mang nhiều tính chất chủ quan của nhà quản trị. 

phuong-phap-danh-gia-nhan-vien-topcv-2

Đánh giá nhân viên bằng phương pháp bảng điểm 

Phương pháp đánh giá nhân viên bằng chỉ số KPI 

Để thực hiện phương pháp đánh giá nhân viên hiệu quả bằng chỉ số KPI thì doanh nghiệp cần có bộ chỉ số KPI rõ ràng. Phương pháp này sẽ phù hợp với các doanh nghiệp vừa và lớn. 

Trên đây là một số phương pháp đánh giá năng lực nhân viên phổ biến đang được các doanh nghiệp sử dụng. Hy vọng với thông tin bài viết trên có thể giúp bạn lựa chọn phương pháp đánh giá nhân viên phù hợp với doanh nghiệp của mình.