Việc lựa chọn sai ngành thường kéo đến hậu quả khiến bạn lãng phí 4, 5 năm học tại trường ĐH hoặc khi ra trường không tìm được công việc ưng ý, thất nghiệp, phải làm những công việc lương thấp, không có nhiều tương lai. Muốn chọn ngành phải cân nhắc kỹ giữa các yếu tố: đam mê bản thân, nhu cầu thị trườngkhả năngđịnh hình tương lai, mong muốn của gia đình, khả năng tài chính… Bài viết về các lĩnh vực vừa mới có nhu cầu vừa có thu nhập tốt nhất. Dưới đây có thể là ví dụ để các bạn xem qua.

1. CEO khách sạn (210 – 320 triệu đồng)

Lương của 1 nhân viên cao cấp ngành khách sạn cũng vô cùng khủng. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, hiện trong nước có khoảng 5.000 khách sạn 3-5 sao nhưng hầu hết các khách sạn đình đám nhất, nằm ở vị trí đẹp nhất đều phải thuê công ty nước ngoài quản lý.

Với 10.000-15.000 USD/tháng (tương đương 210-320 triệu đồng/tháng) là mức lương trung bình của CEO người nước ngoài của một khách sạn cao cấp tại Việt Nam.

CEO khách sạn Việt Nam

2. CEO ngân hàng (trên 100 triệu)

Nếu nói lương của nhân viên NH cao thì có phần hơi khập khiễng nhưng nếu nói lương của sếp ngân hàng cao thì không sai 1 chút nào. Đã có một khảo sát về tình hình lương của các CEO ngân hàng, trong đó “khủng” nhất là lương của một CEO ngân hàng thương mại cổ phần nằm trong top 10 tới 1 triệu USD/năm, tức hơn 20 tỷ đồng.

Một số CEO ở các ngân hàng lớn hưởng lương từ 4,8 – 7 tỷ đồng/năm, còn các CEO khác cũng thu nhập trên dưới 2 tỷ đồng mỗi năm.Và có Tổng giám đốc ngân hàng lương 6 – 7 tỷ đồng/năm là chia sẻ của một sếp ngân hàng ở TP HCM khi cổ đông chất vấn về mức thù lao của Hội đồng quản trị tại ĐHCĐ thường niên 2014 của ngân hàng này tổ chức.

CEO ngân hàng

3. Giảng viên, giáo sư cho các trường quốc tế (93- 94 triệu đồng)

Nếu như bạn có suy nghĩ rằng học giáo viên ra làm sẽ không giàu, lương không cao thì đó là sai lầm lớn đấy! Theo thống kê tại trang, thu nhập tổng hợp của một giáo sư, giáo viên hằng tháng có thể lên đến 94 triệu đồng / tháng, cao hơn cả bác sĩ hay kỹ sư và cả nha sĩ. Ngày nay, ngành “gõ đầu trẻ” đang bắt đầulên ngôi với những đồng lương thu nhập hàng tháng tăng cao.

Dĩ nhiên, ngành nghề lương cao này đòi hỏi bạn phải trau dồi chuyên môn và cũng có sự cạnh tranh, đào thải cao. Bằng chứng cho thấy là số lượng giáo viên, giáo sư giỏi đạt được mức lương như trên không quá nhiều.

Giảng viên trường Quốc tế

4. Phi công (80-90 triệu)

Chắc ai nhìn nhưng người làm phi công cũng thấy oai ra phết đúng không nè? Theo bảng lương 5 năm từ 2008 đến 2013 được Vietnam Airlines (VNA) công bố gần đây nhất, mức lương năm 2013 của phi công bình quân đạt 84,8 triệu đồng/tháng.

Theo ý kiến của nhiều người, mức lương “khủng” nói trên tương xứng với áp lực, khối lượng và tính chất của công việc điều khiển máy bay. Không những phải đối mặt với áp lực của người “nắm giữ” tính mạng của hàng trăm hành khách, phi công còn là nghề đầy rủi ro, yêu cầu độ tập trung, trình độ cao. Trước đó, họ phải trải qua một quá trình khá dài và khắc nghiệt để rèn luyện nghề.

Phi công

4. Kỹ sư xây dựng (~ 80 triệu đồng)

Kỹ sư xây dựng

Thu nhập của kỹ sư xây dựng cao thứ 3 trong danh sách top thống kê của Salary Explorer. Tính chất công việc tuy có chút áp lực, đòi hỏi chút khắt khe, nhưng tiềm năng phát triển của ngành nghề này là không giới hạn.

Ngoài lương cứng khi làm ở công ty, nếu bạn có kinh nghiệm và trụ được lâu dài với nghề thì còn có các khoản khuê hồng khác từ nhà thầu phụ, cung ứng vật liệu… tùy từng vị trí và chuyên môn mà thu nhập của bạn sẽ tăng theo thời gian.

5. Các công việc trong ngành công nghệ thông tin IT (70 – 80 triệu đồng)

Bình quân lương thu nhập của dân Công nghệ Thông tin cũng khá cao tại Việt Nam, xấp xỉ 80 triệu đồng / tháng. Yêu cầu về bằng cấp kèm theo tính năng động sáng tạo trong ngành nghề này là một trong yếu tố giúp bạn thành công.

Đặc biệt, ngành nghề lương cao này có tiềm năng phát triển không chỉ trong nước mà còn ở nước ngoài, cụ thể là các lập trình viên có thể nhận dự án lớn được outsource từ nước ngoài. Nếu bạn giỏi, có năng lực, thì hoàn toàn nắm chắc đồng lương cao, và cơ hội thăng tiến trong tương lai sau này.

6. Kỹ sư sản xuất (67 triệu đồng)

Môi trường làm việc chuyên nghiệp, phúc lợi tốt, lại thuộc top ngành nghề lương cao là những đặc điểm nổi bật của ngành kĩ sư sản xuất. Kỹ sư sản xuất là ngành nghề đòi hỏi kỹ năng làm việc nhóm cao để có thể tham gia cùng đội ngũ bảo trì tham gia bảo trì, khắc phục sự cố của máy…

Kỹ sư sản xuất

7. Giám đốc kinh doanh (50 – 64 triệu đồng)

Giám đốc kinh doanh là một trong các ngành nghề lương cao luôn được săn đón bởi các nhà tuyển dụng. Dĩ nhiên, vị trí này đòi hỏi bạn phải có trình độ học vấn từ bậc Đại học trở lên, và có thêm các trình độ chuyên môn khác về khả năng quản lí, lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp.

Giám đốc kinh doanh

Số lượng tuyển dụng vị trí này hiện này không có nhiều, nhưng thường những ai có được chiếc ghế giám đốc này thường rất tài giỏi.

8. Quản lý nhà hàng (50 – 60 triệu đồng)

Ngành CEO nhà hàng đứng thứ 8 trong top 10 danh sách ngành nghề lương cao tại Việt Nam. Bản chất công việc này đòi hỏi người quản lý phải có tầm nhìn kinh doanh, và phải hiểu được nhu cầu thị hiếu hiện nay của khách hàng.

Mức lương thu nhập của ngành quản lý nhà hàng có thể lên đến 50- 60 triệu đồng nếu nắm bắt được thời cuộc và biết cách quản lý hiệu quả.

9. Quản lý bán hàng (40 – 60 triệu đồng)

Ngành nghề quản lý bán hàng, theo hướng bản sỉ, lẻ các mặt hàng sản phẩm giờ đây cũng lên ngôi đứng trong top 10 ngành nghề lương cao nhất tại Việt Nam.

Con số mức lương thu nhập khủng xấp xỉ 63 triệu đồng hàng tháng là thật nếu bạn dấn thân và dám tìm tòi học hỏi. Ngành học này không đòi hỏi trình độ học vấn cao nhưng đi kèm là tính năng động và linh hoạt phải cao.

Quản lý bán hàng

10. Quản lý khách sạn (40 – 50 triệu đồng)

Ngành quản lý khách sạn thuộc nhóm ngành có mức lương thu nhập khá cao tại Việt Nam, nhân sự làm việc ở các mức quản lý trở lên thường có mức lương xấp xỉ 50 triệu đồng/ tháng. Hầu hết các khách sạn cao cấp có vị trí đẹp, hút khách thường là các CEO người nước ngoài quản lý và được trả mức lương khá hậu hĩnh.

Chọn lựa việc làm luôn là vấn đề “đau đầu” của mọi người, đặc biệt là những học sinh đứng trước ngưỡng cửa tìm ngành nghề phù hợp cho mình. Theo thông tin của Bộ lao động và thương binh xã hội, hiện nay nước ta có 1,1 triệu người thất nghiệp, người có trình độ Đại học là 215,3 nghìn người thất nghiệp. Điều này cho thấy không hẳn bằng cấp cao sẽ quyết định được công việc ổn định.

Vì vậy, việc xác định được nghề nghiệp tương lai, phù hợp với bản thân và bước tiến của xã hội phụ thuộc vào năng lực bản thân và cách nắm bắt xu hướng nghề nghiệp hiện đại. Ngay từ bậc THCS – THPT, các bạn phải biết được điều đó mới có thể bắt kịp tốc độ phát triển của xã hội và tìm được con đường của riêng mình.

Đăng Quốc – ATP Software