Trang phục phù hợp

Quần áo bạn lựa chọn mặc đi phỏng vấn phải trông thật chuyên nghiệp, hãy thoải mái và bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn. Tìm hiểu về văn hóa của công ty và cách mọi người ăn mặc trước khi quyết định mặc gì (có thể mặc vét khi phỏng vấn tại ngân hàng, hay mặc những bộ quần áo thông thường khi tới các công ty quảng cáo v.v…).

Và hãy nhớ rằng nếu bạn chưa bao giờ mặc vét và muốn mặc tới dự phỏng vấn, hãy luyện tập trước một chút (bạn có thể cảm thấy khó chịu và vì vậy trông bạn cũng sẽ không thoải mái). Đừng quên đánh bóng giày của bạn và đảm bảo rằng không có vết rộp nào trên giầy khi bạn ra khỏi nhà.

CV Là Gì - Cách Viết Mẫu CV Xin Việc Tiếng Anh, Tiếng Việt

Chuẩn bị kỹ các câu hỏi khởi động

Có thể cược rằng bạn chắc chắn sẽ phải nói đôi điều với người phỏng vấn về bản thân bạn, lý do bạn nên được tuyển dụng và những mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Hãy luyện tập trước các câu trả lời nhưng đừng có vẻ như cố gắng học thuộc. Đừng chỉ ghi nhớ những thông tin trong CV của bạn và gần như đọc hết ra khi được hỏi về bản thân.

Sẽ là thông minh nếu bạn chỉ tham khảo những thông tin đó vì có vẻ như là người phỏng vấn đã có một bản thông tin đó trước mặt rồi, chỉ nhắc tới những sự kiện hay những điểm chính khi cần thiết, và đảm bảo bạn luôn thêm những câu chuyện thú vị về những thông tin đã nêu trong CV của bạn.

Xem thêm:  5 câu hỏi phỏng vấn giúp tìm ra người có tinh thần đồng đội

Chuẩn bị sẵn sàng cho các câu hỏi khó

Sao bạn không nói cho tôi biết về những điểm yếu của bạn nhỉ? Đây là cách mà bạn sẽ ghi điểm với những câu hỏi khó như vậy: Chọn lấy một điểm yếu của bản thân và khéo léo biến nó thành một điểm mạnh liên quan đến công việc.

“Tôi là một người hơi thiếu kiên nhẫn, chỉ đơn giản là vì tôi muốn hoàn thành công việc đúng hạn và không làm ảnh hưởng tới công việc của cả nhóm.” Điều quan trọng là phải trung thực và đừng bao giờ trả lời rằng: “Tôi không có điểm yếu nào cả”.

Chuẩn bị sẵn sàng đối phó với những câu hỏi hóc búa

Hãy tưởng tượng bạn là một dụng cụ làm bếp, vậy bạn sẽ là loại dụng cụ nào và tại sao? Những câu như vậy không thường xuyên được hỏi, nhưng nếu có, hãy cố gắng thoải mái và tự tin khi trả lời. Đó là những câu hỏi để kiểm tra tư duy phản biện và khả năng tự vận động suy nghĩ của bạn.

Kinh nghiệm phỏng vấn - Trả lời câu: "Mức lương bạn muốn là bao ...

Hãy đảm bảo nhấn mạnh cá tính của bạn khi trả lời và khiến câu trả lời của bạn trở nên vui vẻ và thú vị (tất nhiên là phải thích hợp nữa). Và cho câu hỏi về dụng cụ nhà bếp? Bạn có thể cân nhắc trả lời: Tôi là dụng cụ mở hộp.Thậm chí mặc dù đó không phải là loại dụng cụ quan trọng đầu tiên trong bếp, nó thật sự là một dụng cụ cần thiết cho mỗi bữa ăn.

Tận dụng tất cả những kỹ năng, kinh nghiệm mà mình đang có

Khi bạn muốn xin việc mà chưa có kinh nghiệm. Bạn muốn làm công việc trái ngành, trái nghề mà không có đủ kinh nghiệm thì sao? Bạn sẽ bỏ cuộc trước những đối thủ khác à? Trong trường hợp này, đừng mất thời gian đắn đo suy nghĩ để rồi tiếc hùi hụi nhé. Hãy đọc kỹ xem công việc bạn dự định ứng tuyển đòi hỏi những kỹ năng gì.

Xem xét kĩ những công việc, hoạt động mình đã từng làm xem có kỹ năng nào có thể đáp ứng được những yêu cầu đó hay không. Đôi khi, không nhất thiết bạn phải làm một công việc tương tự. Nhiều công việc thuộc lĩnh vực khác cũng có thể cho bạn kỹ năng mà nghề nào cũng cần.

Mẹo trả lời câu hỏi "mức lương mong muốn của bạn là bao nhiêu?"

Thể hiện sự đam mê của bạn đối với công việc

Một điểm sẽ giúp bạn xin việc khi chưa có kinh nghiệm đó chính là đam mê. Với đam mê cháy bỏng, bạn có thể vượt qua bất kì ai. Hãy thể hiện rằng bạn vô cùng yêu thích công việc này. Vậy thể hiện ra sao ư? Bạn hãy thể hiện chúng từ email ứng tuyển, CV xin việc hay trực tiếp buổi phỏng vấn.

Xem thêm:  Làm thế nào để nhận biết nhân viên “độc hại”?

Hãy cho NTD biết rằng bạn sẽ nỗ lực hết mình, cháy hết đam mê và làm mọi thứ có thể để đạt được vị trí đó. Như vậy, dù chưa có kinh nghiệm, bạn cũng được cân nhắc lựa chọn ở lại.